top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảLayla

Thuật Ngữ: Nguyên Lý Tiêu Khiển (Pleasure Principle) là gì?

Nguyên lý tiêu khiển (hoặc nguyên lý khoái cảm, nguyên lý thích thú - pleasure principle) là một thuật ngữ ban đầu được Sigmund Freud dùng để mô tả xu hướng chung của mọi người luôn đi tìm kiếm những điều mang lại niềm vui và tránh xa sự đau đớn. Freud lập luận rằng đôi khi mọi người sẽ cố gắng né tránh những nỗi đau nhất thời, đặc biệt là lúc tâm lý yếu đuối hoặc đang bị tổn thương.


Giới Thiệu Nguyên Lý Tiêu Khiển

Trong học thuyết phân tâm (psychoanalytic) của mình, Freud cho rằng nhân cách bao gồm ba phần. Ba thành tố này được biết đến với cái tên gọi: cái Nó (id), cái Tôi/Ngã (ego), cái siêu Tôi/siêu Ngã (superego) cùng hoạt động tạo nên các hành vi phức tạp của con người. Id (cái Nó) là một phần của tiềm thức dành riêng cho tiêu khiển và khu lưu trữ thông tin. Nguyên lý tiêu khiển được xây dựng từ id. Theo Freud, id(cái Nó) quy định tính cách ở tuổi ấu thơ, ego(cái Tôi) và superego(cái siêu Tôi) sẽ phát triển khi ta trưởng thành. Ảnh hưởng của ego(cái Tôi) và superego(cái siêu Tôi) có thể giảm thiểu sự ảnh hưởng của id(cái Nó), tuy nhiên nguyên lý tiêu khiển vẫn là một phần quan trọng của tính cách tiềm ẩn.



Khi bước vào đời, trẻ thường hay tìm kiếm sự hài lòng ngay lập tức. Chúng muốn niềm vui và cố gắng né tránh nỗi đau tốt nhất có thể. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, chúng trở nên thực tế hơn về những mong muốn của mình khi chúng bắt đầu thấu hiểu rằng: đôi khi chúng phải chịu đựng nỗi đau và tạm hoãn niềm vui, đơn giản chỉ vì những ràng buộc trong cuộc sống. Một khi chúng nhận ra được điều này, trẻ em sẽ bắt đầu cư xử theo nguyên tắc thực tế, là vẫn tìm kiếm niềm vui, nhưng theo cách không coi thường những ràng buộc thực tế.


Tuy nhiên, kể cả khi cư xử và hành động dưới nguyên tắc thực tế, một người vẫn có thể trải qua tình trạng căng thẳng, trầm cảm và các rối loạn hành vi khác khi nhu cầu tiêu khiển không được đáp ứng hoặc phải trải qua nỗi đau không mong muốn.


Nguyên Lý Tiêu Khiển Trong Tâm Lý Học Hiện Đại

Mọi người không phải lúc nào cũng tìm kiếm niềm vui mà sự thật là họ có thể tham gia vào các hành vi tự hủy hoại bản thân để tạo thêm nỗi đau. Tuy nhiên, những hành vi này vẫn có thể hoạt động theo nguyên lý tiêu khiển khi chúng được hình thành như một phản ứng thích nghi hoặc là kết quả của sự nghiện ngập. Ví dụ, một người thường xuyên xung đột với người yêu (hoặc bạn đời) vẫn có thể nhằm mục đích nâng cao niềm vui bởi lời xin lỗi sau cuộc chiến có thể mang lại lợi ích cho người đó nhiều hơn là nguy hại. Khi nỗi đau tinh thần và nỗi đau thể xác liên quan đến một sự kiện cụ thể lớn hơn lợi ích mà một người nhận được, thì người đó có khả năng ngừng tham gia vào những hành vi tự hủy hoại bản thân. Người có vấn đề nghiện ngập có nhiều khả năng ngừng sử dụng chất gây nghiện khi cơn đau của họ vượt quá tiêu khiển thu được từ các chất đó.


Các nhà tâm thần học ngày nay thường không theo lý thuyết truyền thống của Freud, nhưng họ vẫn hay sử dụng nguyên lý tiêu khiển và các khái niệm liên quan vào việc trị liệu. Ví dụ: liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp con người xóa bỏ những suy nghĩ tự hủy hoại bản thân để tối đa hóa tiêu khiển và làm giảm sự chịu đựng từ các nỗi đau thể chất và tinh thần.


-----------------------------

Người dịch: Layla

Người biên tập: Hải Yến

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

265 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page