top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

Nỗi Sợ Bị Tổn Thương Và Hành Trình Tìm Lại Niềm Tin


Lời giới thiệu từ Compassion và người biên tập: 
Có bao giờ bạn nhìn những đứa trẻ chơi đùa vui vẻ, thoải mái tự do thể hiện bản thân mình mà ước, giá như mình cũng có thể như những đứa trẻ ấy không? Chúng ta đều từng là những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên và cởi mở như vậy. Nhưng trong quá trình trưởng thành, chúng ta gặp phải những tổn thương, và dần dần chúng ta khép lòng mình lại mà không biết rằng, càng khép lòng, chúng ta càng đau khổ và mất niềm tin hơn. Làm thế nào để có thể tự do thoát khỏi nỗi sợ bị tổn thương và trở nên hạnh phúc?


Nỗi sợ bị tổn thương được cho là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất. Qua kinh nghiệm lâm sàng của bản thân, dưới đây là một số cách mà qua đó tôi đã hiểu được thách thức của cảm xúc trung tâm này.


Từ cởi mở đến thu mình

Khi còn nhỏ, chúng ta cởi mở và tự do, chia sẻ hết về bản thân với người khác. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, chúng ta học được rằng thế giới có thể là một nơi rất đau khổ. Chúng ta học được rằng không phải ai cũng về phe mình, và không phải chuyện gì cũng xảy ra đúng ý ta.


Và sau đó, dần theo thời gian, chúng ta cũng học được cách bảo vệ bản thân mình. Chúng ta xây dựng nên bức tường bao quanh trái tim, chúng ta thuyết phục bản thân rằng chúng ta không bao giờ thật lòng yêu người đã làm tổn thương chúng ta, và chúng ta cứ tiếp tục luyện tập nghệ thuật của sự từ chối.


Thậm chí tệ hơn, chúng ta bắt đầu tin tưởng và tiếp nhận những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực về bản thân. Khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời cho những tổn thương trong cuộc sống, chúng ta thường bắt đầu tin rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm với chúng.

Bảo vệ bản thân bằng những hành vi phá hoại

Mặc dù các bước này là bình thường và tự nhiên, nhưng chúng cũng là những hành động tự đánh bại bản thân. Điều quan trọng cần làm ở đây là học hỏi từ lỗi lầm trong quá khứ và luôn luôn phấn đấu cho sự phát triển bản thân.

Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là học cách tha thứ cho những sai sót của chính bạn. Bạn có thường nhanh chóng tha thứ cho lỗi lầm của người khác, hay thậm chí là những hành vi tệ hại hơn, trong khi cứ tiếp tục đánh gục bản thân mình vì những lỗi lầm bạn đã làm?


Tương tự như vậy, việc xây dựng những bức tường tạo ra khoảng không gian an toàn nơi mà bạn có thể nhanh chóng ẩn nấp, nhưng nó cũng khóa lại dòng chảy năng lượng và tình yêu từ cả hai phía. Rất dễ để bị mắc kẹt đằng sau sự phòng vệ cảm xúc của chính bạn, bạn không thể cho đi hay nhận lại cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực. Điều này khiến cho nhiều người trở nên cô lập và cô đơn.


Nỗi sợ bị tổn thương thường khiến người ta vô tình gây đau đớn cho người khác.

Những người mang nỗi sợ này thường biến chính mình thành "kẻ xa cách", sử dụng các phương pháp được mài giũa kỹ lưỡng để giữ cho người khác ở một khoảng cách nhất định. Một số cố tình vùi đầu vào công việc, học tập, hay những hoạt động khác. Một số thì đơn giản là biến mất ngay khi dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ đang dần trở nên thân mật.


Tuy nhiên, một số khác thực hiện một vũ điệu kéo - đẩy phức tạp, đẩy một đối tác tiềm năng ra xa khi người kia đến quá gần, rồi kéo người đó trở lại khi khoảng cách đã được tái thiết lập.


Từ bảo vệ đến tha thứ cho chính mình

Thật ra nỗi sợ bị tổn thương rốt cuộc lại là nỗi sợ bị từ chối và bỏ rơi. Bạn đã bị tổn thương trong quá khứ, và rồi bạn tìm cách giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương lần nữa. Tuy nhiên, cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại tiềm tàng không phải là dựng nên những bức tường hay cố gắng hành động theo một danh sách tự tạo ra. Thay vào đó, giải pháp chính là đi ngược lại với lẽ thường.


Để chống lại nỗi sợ bị tổn thương, trước tiên bạn phải học cách yêu và chấp nhận toàn bộ con người đích thực của bạn.

Yêu bản thân là một trong những bài học khó khăn nhất mà chúng ta sẽ phải đối mặt. Tất cả chúng ta đều có những sai sót, không hoàn hảo, những câu chuyện đáng xấu hổ, và những lỗi lầm trong quá khứ mà chúng ta ước gì mình quên đi. Chúng ta bất an, lúng túng, và mong muốn tuyệt vọng có thể thay đổi một số thứ. Đó là bản chất của con người.


Bí quyết là thật ra ai cũng như vậy. Bất kể sự thành công, sự xinh đẹp hay hoàn hảo thể hiện ở một ai đó, chúng ta đều có sự lúng túng, bất an và nghi ngờ bản thân.

Ôm ấp sự không hoàn hảo

Hãy nghĩ đến người sôi nổi nhất bạn từng biết. Người đó luôn luôn biết chính xác những gì cần nói và cần làm, người luôn diện những bộ quần áo hoàn hảo trong mọi dịp, và có thể đồng thời tung hứng một đứa bé và một cặp hồ sơ khi đứng trên tàu điện ngầm.


Nếu người đó nói điều gì đó ngớ ngẩn thì sao? Bạn có giữ nỗi hận thù chứ? Nếu người đó chộp lấy bạn thì sao? Bạn có thấy chuyện này không thể tha thứ được không? Dĩ nhiên là không. Bạn hiểu rằng những người khác thì không hoàn hảo, rằng họ cũng có những ngày hạnh phúc và những ngày tồi tệ, rằng họ có những sai sót và những điểm mù cũng như những khoảnh khắc yếu đuối. Đó không phải là những gì bạn sẽ nhớ về họ. Bạn nhớ những chiến thắng và giây phút tỏa sáng của họ cùng tình yêu và ánh sáng.


Vậy tại sao bạn lại đối xử với bản thân mình khác thế? Tại sao lại đánh gục bản thân vì những thứ mà bạn dễ dàng và nhanh chóng bỏ qua cho người khác? Tại sao bạn tự động cho rằng người khác sẽ đánh giá bạn gay gắt hơn bạn đánh giá họ?

Làm thế nào để yêu bản thân?

Để yêu được chính mình, hay là chúng ta bắt đầu bằng việc thừa nhận bản thân mình là một con người, với những khiếm khuyết, sự không hoàn hảo hay có thể nói là tất cả. Thừa nhận và ôm ấp những lỗi lầm trong quá khứ, nhưng đồng thời hiểu rằng chúng không định nghĩa nên bạn của hiện tại cũng như của tương lai.


Dành cho những người bạn cảm thấy bạn đã làm sai với họ một lời xin lỗi, và rồi, bước tiếp. Tha thứ cho bản thân. Tiến về phía trước, cố gắng sống với vài sự thật đơn giản:

  • Bạn - quan trọng. Giống như George Bailey trong "Cuộc sống tuyệt vời", sự thật đơn giản là sự tồn tại của bạn có thể tạo nên hiệu ứng cánh bướm ngoài sức bạn tưởng tượng. Bạn có thể sẽ không bao giờ biết về những cuộc sống bạn đã chạm vào, và hậu quả là gì, nhưng chúng tồn tại.

  • Ôm ấp những mặt tối của bạn. Những lỗi lầm không chỉ làm nên con người bạn, mà còn cho bạn vô vàn kinh nghiệm để giúp đỡ những người khác. Nhìn nhận mặt tốt của quá khứ là cách thức mạnh mẽ nhất để bạn kết nối với toàn bộ con người mình.

  • Ngừng cố gắng để chứng tỏ giá trị của bạn. Con người, đặc biệt là những người sợ bị tổn thương, thì luôn luôn cố gắng cho thấy mình đáng giá thế nào. Chúng ta lo lắng rằng nếu chúng ta không kiếm được tiền bằng cách nào đó, mọi người sẽ ngừng quan tâm chúng ta. Lúc nào cũng vậy, chúng ta nhận được chính xác những gì chúng ta đang vô thức yêu cầu: một hàng dài những người quan tâm đến những gì chúng ta có thể cho đi thay vì chúng ta là ai.

  • Hãy nhớ rằng bạn không thể là tất cả với mọi người. Cung cấp món quà quý giá nhất - bản thân bạn - thay vì cố gắng trở thành tất cả với mọi người. Điều đó không có nghĩa là bạn nên ngừng biểu diễn sự tử tế, mà là cho đi dựa trên tình thương hơn là nỗi sợ và sự tự phán xét.

Chiến đấu với nỗi sợ bị tổn thương

Khi bạn thật sự học cách chấp nhận và yêu bản thân, bạn sẽ thấy ngày càng dễ dàng hơn để thể hiện sự mỏng manh thật sự. Nếu ý thức về giá trị bản thân của bạn mạnh mẽ, thì bạn sẽ không còn cần người khác định nghĩa nó hoặc nâng đỡ nó cho bạn. Bạn sẽ có thể tránh xa những người đối xử thiếu tôn trọng và thu hút những người đối xử tốt với bạn.


Tuy nhiên, từ vạch xuất phát đến đích cách một khoảng khá xa. Sự hỗ trợ chuyên sâu thường được cần đến, đặc biệt nếu nỗi sợ hãi của bạn đã ăn sâu và kéo dài. Nhiều người tìm kiếm lời khuyên của một chuyên gia sức khỏe tâm thần được kính trọng, trong khi những người khác tìm thấy sự an ủi trong tư vấn tâm linh.


Dù bạn chọn con đường nào, tìm kiếm sự tự do khỏi nỗi sợ bị tổn thương là một trải nghiệm thực sự thay đổi cuộc sống.

 

Người dịch: Hải Yến

Người biên tập: Trang

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

258 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page