top of page
Compassio 5.png
Compassio 3.png
Ảnh của tác giảXuân Phạm Văn

Dance Movement Therapy - Trị Liệu Thông Qua Nhảy Múa/Chuyển Động Là Gì? Áp Dụng Như Thế Nào?

Đã cập nhật: 21 thg 7, 2020

Múa/chuyển động trị liệu, hay tên gọi thông thường là liệu pháp nhảy múa (hoặc DMT - dance movement therapy), là một dạng liệu pháp sử dụng sự chuyển động của cơ thể để giúp một cá nhân đạt được sự hòa nhập về mặt cảm xúc, nhận thức, thể chất và xã hội. Với nhiều lợi ích về cả 2 mặt tinh thần và thể chất, liệu pháp nhảy múa có thể làm giảm mức độ căng thẳng, phòng ngừa bệnh và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Ngoài ra, sự phối hợp các động tác toàn thân còn tăng cường sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận, tính linh động và giảm thiểu tình trạng căng cơ. DMT có thể áp dụng với tất cả mọi người và các cá nhân, những cặp vợ chồng, gia đình và các nhóm. Theo một cách tổng quan, thì liệu pháp nhảy múa thúc đẩy sự tự nhận thức, lòng tự tôn và một không gian đủ an toàn để ta thể hiện cảm xúc.



Liệu pháp nhảy múa có thể xử lý những vấn đề nào?

Các chuyên gia sẽ tư vấn những người tham gia trị liệu trong việc cải thiện hình ảnh của bản thân và lòng tự trọng của họ. Liệu pháp nhảy múa là một hình thức trị liệu đa năng được hình thành trên ý tưởng cho rằng sự chuyển động và cảm xúc có sự liên kết với nhau. Sự thể hiện sáng tạo của DMT có khả năng củng cố các kỹ năng giao tiếp và truyền cảm hứng cho những mối quan hệ đầy năng lượng. Nó thường được sử dụng để chữa trị các vấn đề về thể chất, tâm lý, nhận thức và xã hội, Ví dụ như:

VẤN ĐỀ VỀ THỂ CHẤT:

  • Đau mãn tính

  • Chứng béo phì ở trẻ em

  • Ung thư

  • Viêm khớp

  • Tăng huyết áp

  • Bệnh tim mạch

VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE TINH THẦN:

  • Căng thẳng

  • Trầm cảm

  • Hội chứng rối loạn ăn uống

  • Tự ti

  • Căng thẳng hậu chấn thương

VẤN ĐỀ VỀ NHẬN THỨC:

  • Hội chứng mất trí

  • Khó khăn trong giao tiếp

VẤN ĐỀ VỀ MẶT XÃ HỘI:

  • Hội chứng tự kỉ

  • Dễ bị kích động/ Bạo lực

  • Tổn thương bạo hành trong gia đình

  • Giao tiếp xã hội

  • Xung đột gia đình

Phương pháp trị liệu nhảy múa có hiệu quả như thế nào?

Nghiên cứu đã chứng minh rằng DMT thật sự có tác dụng trong quá trình điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm lý như hội chứng rối loạn ăn uống, trầm cảm và căng thẳng. Một vài nghiên cứu gần đây bao gồm:

  • Một nghiên cứu của tạp chí The Arts in Psychotherapy (năm 2007) đã nhận thấy những ảnh hưởng tích cực của liệu pháp nhảy múa đối với các tình nguyện viên đang có những triệu chứng của trầm cảm.

  • Một nghiên cứu từ American Journal of Dance Therapy (2004), với sự tham gia của 54 sinh viên trong một chương trình ngăn chặn bạo hành bằng liệu pháp nhảy múa, cho biết rằng mức độ gây hấn giữa các tình nguyện viên có thuyên giảm và các hành vi vì cộng đồng gia tăng.

  • Một nghiên cứu từ Alzheimer’s Care Today (2009) gợi ý rằng DMT có thể trực tiếp cải thiện việc hồi tưởng ký ức đối với những người mắc bệnh mất trí nhớ.

  • Một bài review từ American Journal of Dance Therapy đề cập rằng DMT có thể là một lựa chọn để điều trị cho trẻ em có chứng bệnh tự kỷ.

  • Ngoài ra DMT còn được xem như một lựa chọn điều trị bệnh thừa cân ở trẻ em dựa vào sự phối hợp về mặt xã hội, thể chất và tâm lý.

Mặc dù cần những nghiên cứu thêm để xác định liệu pháp nhảy múa có hiệu quả như thế nào trong những điều kiện ngoại cảnh khác,nhưng phương pháp này hứa hẹn sẽ là một phương thức điều trị khả thi cho nhiều vấn đề sức khỏe về thể chất và tinh thần.




Nguyên tắc của liệu pháp nhảy múa

Các phần của DMT thường bao gồm: quan sát, đánh giá, khởi động, can thiệp, quá trình xử lý bằng lời và các giai đoạn thư giãn tập trung vào việc kết thúc liệu trình. Có những phần sẽ được sắp xếp kỹ lưỡng hoặc có những phần không có yêu cầu đặc biệt nào từ chuyên viên, và liệu trình có thể được tiến hành riêng lẻ hoặc theo nhóm. Mặc dù mỗi chuyên gia sẽ có phong cách riêng của anh/cô ấy, nhưng những nhà trị liệu nhảy múa/chuyển động đạt tiêu chuẩn đều tôn trọng triệt để các nhiệm vụ và nguyên tắc về mặt lý thuyết sau đây:

VỀ NHIỆM VỤ:

  • Tạo điều kiện để người tham dự trị liệu hoàn thiện hơn cuộc sống của họ.

  • Phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị các vấn đề có liên quan đến các hoạt động lành mạnh.

  • Đánh giá, đo lường và phát triển các mục tiêu cần đạt được khi trị liệu.

  • Triển khai các sự can thiệp đã dự định phù hợp với người tham dự trị liệu.

  • Trong suốt liệu trình cần phát triển và điều chỉnh để luôn nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.

VỀ CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH:

  • Cơ thể và tinh thần luôn kết nối với nhau, do đó sự tác động từ một phía có thể ảnh hưởng đến bên còn lại.

  • Sự chuyển động có thể nói lên các khía cạnh của một tính cách.

  • Một phần trong mối quan hệ trị liệu được truyền đạt thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ.

  • Các sự chuyển động có thể được tượng trưng hóa và có thể đại diện cho các quá trình/vật chất vô thức.

  • Sự thử nghiệm hoặc biến tấu các chuyển động có thể mang đến trải nghiệm mới.




LIỆU PHÁP NHẢY MÚA KHÁC VỚI NHẢY MÚA THÔNG THƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Phần lớn mọi người đều hiểu rằng nhảy nhót tốt cho sức khỏe; nó cải thiện sức bền của hệ tim mạch đồng thời làm săn chắc cơ bắp và khả năng cân bằng, phối hợp tốt hơn. Nhảy múa còn khiến tâm trạng của một người tốt hơn, nó có thể cải thiện ấn tượng về bản thân của cô/anh ấy, và nó cũng mang đến một cơ hội để giải trí, làm giảm đi phần nào stress và lo âu. Trong khi những chuyển động đơn thuần này vốn đã có ích, thì liệu pháp nhảy múa đưa những chuyển động trị liệu ấy lên một tầm cao mới.

Những người được điều trị với một chuyên gia có trình độ sẽ được bảo mật thông tin và những nhà trị liệu sẽ phải cung cấp một không gian đủ an toàn và riêng tư để mỗi người đều có thể thoải mái thể hiện bản thân. Chuyển động cơ thể bắt đầu đặc biệt hơn cả một bài tập luyện đơn thuần - nó trở thành một thứ ngôn ngữ. Những người trong quá trình trị liệu sẽ truyền đạt những thứ cảm giác có ý thức và cả vô thức thông qua điệu nhảy, điều này cho phép nhà trị liệu có thể đáp lại phản ứng một cách chính xác và phù hợp nhất. Những nhà trị liệu giúp người ta giải quyết các vấn đề nhờ vào sử dụng “kho từ vựng về các chuyển động”, giúp cơ thể tập trung vào biểu hiện vật lý thay vì bằng từ ngữ.

Các nhà trị liệu đánh giá ngôn ngữ cơ thể, hành vi phi ngôn ngữ và những biểu lộ cảm xúc. Sự can thiệp của phương pháp trị liệu được thiết kế để giải quyết nhu cầu của phần đông dân số. Một số ví dụ can thiệp có thể bao gồm:

  • Sử dụng “sự phản chiếu” (những chuyển động lặp lại/ trùng khớp của một người) để xây dựng sự đồng cảm cho từng cá nhân và sự công nhận về trải nghiệm của anh ấy hay cô ấy.

  • Kết hợp những nhịp điệu nhún nhảy vào một bài nhảy cùng một nhóm người đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm, vì một nghiên cứu đã cho thấy những người trầm cảm ít chuyển động thẳng đứng như nhảy, nhún, bật hơn người bình thường.

  • Sử dụng một “phép ẩn dụ về chuyển động” để giúp một người biểu hiện những cảm xúc ra ngoài cơ thể sẽ là một sự thử thách hoặc cũng có thể là thành tựu (ví dụ, nhà trị liệu đưa một lá cờ trắng để giúp anh ấy hoặc cô ấy vẫy cờ ăn mừng khi có thể kiềm chế được cảm xúc).

LỊCH SỬ VÀ TRIẾT HỌC CỦA LIỆU PHÁP TRỊ LIỆU NHẢY MÚA

Nguồn gốc của liệu pháp khiêu vũ có thể bắt nguồn từ phong trào nhảy hiện đại của thế kỷ 19. Liệu pháp được phát triển từ ý tưởng rằng khiêu vũ có thể vượt ra ngoài giải trí đơn giản và được sử dụng như một hình thức giao tiếp và biểu đạt. Nói một cách khác, cảm xúc đã được truyền vào những điệu nhảy. Đến giữa thế kỷ 20, phong trào khiêu vũ hiện đại đã đặt nền móng cho những người tiên phong trị liệu bằng nhảy múa là Marian Chace, Mary Whitehouse và Trudy Schoop. Họ đã hình thành nền tảng cho liệu pháp nhảy múa bằng cách thêm các yếu tố quan sát, giải thích và vận dụng nhảy múa vào thực tiễn.

Vào những năm 1940, liệu pháp khiêu vũ bị ảnh hưởng bởi thuyết tâm động học. Vào những năm 1960, nghiên cứu về hành vi phi ngôn ngữ và vai trò của cơ thể trong các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng ảnh hưởng đến việc luyện tập. Năm 1966, Hiệp hội Liệu pháp Khiêu vũ Hoa Kỳ (ADTA) được thành lập và cùng với đó là sự phát triển của các tiêu chuẩn đào tạo và chứng nhận cho lĩnh vực này.

Ngày nay, liệu pháp khiêu vũ bị ảnh hưởng bởi một nhóm chiết trung của các khuôn khổ lý thuyết bao gồm lý thuyết tâm động học, lý thuyết Gestalt và lý thuyết nhân bản. Nhưng dù là theo phương pháp lý thuyết nào, tất cả các nhà trị liệu khiêu vũ phải được đào tạo chương trình sau đại học để đủ điều kiện hành nghề. Họ cần có được chứng chỉ R-DMT (Nhà trị liệu khiêu vũ / phong trào đã được chứng nhận) hoặc chứng chỉ BC-DMT (Nhà trị liệu vũ đạo / vận động viên được chứng nhận bởi Hội đồng).


Bạn có thể tìm kiếm một nhà trị liệu nhảy múa trong khu vực của bạn với compassion.vn, tại mục Gặp Chuyên Gia/Booking. Chọn liệu pháp "Arts Therapy - Trị Liệu Nghệ Thuật" để lựa chọn chuyên gia hoặc đối tác phù hợp. 

Tại Việt Nam, có một số đối tác của Compassion.vn, ở đó cung cấp một hoạt động hay giải pháp liên quan đến Dance & Movement, bạn có thể kết nối hoặc tham khảo thông tin: 
- Vietnam Contact Improv: Tổ chức các chương trình 'Chạm Ngẫu Hứng' - ví dụ chương trình: Chạm Ngẫu Hứng - Đánh Thức Điều Không Tưởng (Học&Chơi 2 ngày)
- Cái Tổ Nhỏ: Không gian ứng dụng nghệ thuật sân khấu trong giáo dục và phát triển 


 

Thông tin bài đăng:

Người dịch: Diệu Hiền

Nguồn bài gốc: https://www.goodtherapy.org/learn-about-therapy/types/dance-movement-therapy

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing

Về Compassion: www.compassion.vn/about

690 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commenti


bottom of page